haiphongmobi.wap.sh

WAP GIẢI TRÍ HOÀN TOÀN FREE
WWW.HAIPHONGMOBI.WAP.SH
Lưu Bookmark:[JAR][JAD]


Khách hôm nay:11

[NHƯNG ĐIỀU CẦN ĐỌC]
[ROOT]
Trong những hệ điều hành như Linux hay Unix, Root chính là user có quyền cao nhất. Vì Android là 1 hệ điều hành có nhân dựa trên Linux, nên khái niệm Root trong các máy Android có thể hiểu là việc chiếm được quyền kiểm soát cao nhất đối với hệ điều hành. Nghĩa là một khi đã “root” được máy, người sử dụng có thể toàn quyền tắt đi 1 số ứng dụng chạy ngầm; xóa những ứng dụng không cần thiết của hệ điều hành; can thiệp, chỉnh sửa sâu vào hệ thống; … Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể làm được rất nhiều chuyện với hệ điều hành “rooted” mà trước đây không thể thực hiện được với hệ điều hành “unrooted” mặc định. Tuy nhiên hãy nhớ rằng “root máy” có thể làm cho hệ điều hành chạy không ổn định và tăng nguy cơ bị virus hay hacker tấn công. Vì thế bạn chỉ nên Root máy khi thật sự cần.
Có 1 điểm nên lưu ý nữa là 1 khi đã root thì máy bạn sẽ không được nhận bảo hành! Nhưng khi đó bạn có thể unroot để máy trở về trạng thái ban đầu và đem bảo hành J

[ƯU ĐIỂM]
Người dùng có thể tự mình thay đổi tập tin hệ thống, các giao diện ẩn, thậm chí là thay đổi hình đại diện của hãng sản xuất khi khởi động máy, xóa những chương trình “vô dụng” kèm theo máy.
Có thể sao lưu và phục hồi toàn bộ hệ thống, gần giống với hành động tạo tập tin ảnh đĩa trên máy vi tính. Đây là tính năng rất hữu ích trong trường hợp máy bạn không thể mở lên.
Sao chép dữ liệu, chương trình vào thẻ nhớ là lợi ích thứ ba của việc root máy. Ở các phiên bản Android 2.2 trở về trước, dữ liệu (cache) và ứng dụng được cài trực tiếp trong bộ nhớ máy, làm hạn chế khả năng tráo đổi (swap) của hệ điều hành do thiếu dung lượng trống, qua đó cũng phần nào làm chậm máy. Một điện thoại đã root cho phép bạn di chuyển các dữ liệu này sang thẻ nhớ, dành chỗ trống cho hệ điều hành hoạt động.
Việc root máy cũng đồng thời mở một “chân trời” mới, giúp bạn khám phá những ứng dụng mà mình không thể làm trước đây. Chẳng hạn những ứng dụng như dùng điện thoại Android làm trạm phát Wi-Fi (đã tích hợp trong Android 2.2), tắt các ứng dụng không cần thiết, hay thay đổi xung nhịp của chíp xử lý.
Root máy cũng giúp mở khóa các tính năng ẩn của nhà sản xuất, chẳng hạn như trong phiên bản Droid (Milestone) phân phối tại Mỹ, nhà sản xuất đã khóa tính năng cảm ứng đa điểm vì lo ngại vấn đề bản quyền, nhưng người dùng có thể dễ dàng kích hoạt nó nếu như đã root máy.
Thay đổi sang các bản ROM đã “nấu” (cook), tùy chỉnh (custom) là ưu điểm lớn nhất, vì nó giúp bạn dùng các phiên bản ROM chỉnh sửa đã được cộng đồng sử dụng tối ưu sẵn, cho tốc độ cao và tiết kiệm pin hơn. Mặt khác, với những máy không còn được hỗ trợ từ nhà sản xuất nữa, các bản ROM này cũng có thể là phiên bản mới hơn. Một ví dụ là Google G1 chỉ có ROM 1.0 khi xuất xưởng, nhưng cộng đồng người dùng đã nâng cấp cho máy lên 2.1.

[NHƯỢC ĐIỂM]
Trước hết, phải khẳng định một điều rằng, root máy có lợi hơn rất nhiều so với giữ nguyên hiện trạng mà nhà sản xuất quy định. Tuy nhiên, bạn sẽ gặp một số phiền phức nhỏ, chẳng hạn như vô tình xóa các tập tin hệ thống dẫn đến hỏng hệ điều hành. Thông thường, bạn chỉ cần khôi phục (format) lại máy là đã có thể sửa được những lỗi này, nhưng trường hợp tệ nhất là thay đổi SPL có thể dẫn đến hỏng máy, phải thay flash.
Mặt khác, việc root máy sẽ làm mất bảo hành, đặc biệt là Kindle Fire là một trong những dòng dễ gây chết máy trong khi thực hiện up rom,cho nên bộ phận kỹ thuật của một số cửa hàng sẽ khuyên bạn ko nên root, nhưng nếu bạn là 1 vọc sỹ thì bạn có thể recovery lại bản rom gốc cho máy thì có thể bảo hành bình thường 
Ngoài ra, việc root máy cũng làm cho bạn không thể cập nhật OTA từ nhà sản xuất nữa, mà phải tự cập nhật bằng tay (thực ra điều này không đúng với một số máy nhưng bạn sẽ mất root khi cập nhật). Bên cạnh đó, phương thức thực hiện root cũng khá phức tạp và đòi hỏi người sử dụng phải thật sự tập trung, hiểu rõ về chiếc điện thoại của mình. Root máy cũng có thể gây “tai họa” vì bạn trao toàn bộ quyền điều khiển máy cho bên thứ ba, có thể bị lộ các thông tin cá nhân.

[UNROOT]
Khi máy đt bạn ko muốn sd root nữa mà bạn muốn máy m quay trở lại như cũ hoặc để đem máy đt đi bảo hành thì file unroot se giúp bạn lèm điều đó
[RECOVERY LÀ GI]
Là đưa máy ở chế độ có thể restore bản rom, phân vùng thẻ nhớ, wipe xóa rom để flash rom khác hay theme, file update...!
Thường có 2 dạng:
Stock Recovery: Là bản gốc của máy chỉ có restore máy và reboot ngoài ra không có gì nhiều...!
Custom Recovery: Là bản custom có thêm nhiều tính năng như backup nandroid, flashzip, uprom .... 2 bản Custom Recovery phổ biến nhất hiện nay là: Recovery RA-thunderg và ClockWorkMod Recovery và cũng có nhiều cách để up recovery 

[CWM RECOVERY LÀ GI]
CWM được phát triển bởi Koushik Dutta (còn được gọi là Koush) - là một chương trình dùng để phục hồi lại bản room gốc, cài đặt hay up room (mod, cook) cho điện thoại hay máy tính bảng chạy Android. CWM có thể sử dụng để cài đặt hầu hết các bản rom của các nhà phát triển ứng dụng khác nhau. Có thể so sánh CWM giống như Hirent Boot dành cho máy tính là một công cụ dể cứu hộ chiếc máy Android của bạn mỗi khi máy gặp trục trặc, giúp khôi phục lại hệ thống từ các file back up dạng .img.



[Trang chủ]
Create by © Mr.Pham HP
Powered by xtgem
TOP WAP WORLWIDE

www.reliablecounter.com

hpHỖ TRỢ-LIÊN HỆ

Phone:01266107745
FB:facebook.com/mr.pham.hp.1
Đang làm Mod tại:galaxyclub.vn
Gmail:hotro.haiphongmobi@gmail.com
Tăng Alexa |  Tăng Google Page Rank |  Auto Backlink | Backlink Vip | Tạo Backlink LINK WAP VIET

Ring ring